Liên Kết Nhanh

Được tạo bởi Blogger.
Thiết Kế tủ bếp gỗ xoan đào đẹp tại hà nội | thiết kế thiết kế tủ bếp đẹp tại hà nội | thiết kế nội thất biệt thự hiện đại tại hà nội | thiết kế nội thất nhà phố đẹp tại hà nội|

Khu vườn ở nông thôn dường như dành cho các nhà thiết kế nhiều cơ hội để chứng tỏ tài nghệ của mình hơn so với các khu vườn ở thành phố.

Khu vườn ở nông thôn dường như dành cho các nhà thiết kế nhiều cơ hội để chứng tỏ tài nghệ của mình hơn so với các khu vườn ở thành phố.

Tuy nhiên, về nhiều phương diện, công việc thiết kế cũng bị giới hạn bởi những quy ước, luật lệ và bởi lý do tạo sự hòa hợp với khung cảnh thiên nhiên xung quanh.

Trong khu vườn Phong Thủy, chúng ta ‘chộp bắt’ cảnh vật thiên nhiên và ‘lôi’ nó vào trong khu vườn của chúng ta trong khi, cùng một lúc, phải bảo đảm rằng khu vườn là sự nới rộng không gian của căn nhà, tạo sự liên kết không những về mặt hữu hình mà còn cả phong cách kiến trúc nữa.

Các đường ranh giới trong khu vườn nông thôn có thể được ẩn giấu bởi những cây mọc trên ngọn đồi hoặc những khóm cây xa xa và chúng ta có thể tận dụng và biến chúng thành một khuôn viên riêng của mình. Chúng ta có thể tạo ra các đường ranh giới bên trong vườn bằng các giàn cây leo, cổng và các khoảng hở trong các hàng giậu để dẫn tầm mắt của chúng ta hướng ra xa và mang lại những kinh nghiệm mới phía bên ngoài.

Ngay cả một cánh cửa đóng lại trong tường cũng sẽ gợi ra những khả năng và thêm vào đó một bầu không khí bí mật. Sự cân xứng là một yếu tố quan trọng và có thể tạo ra những khác biệt lớn lao của cảm giác đối với khu vườn. Những khoảng hở hẹp, theo chiều dọc ít gợi tính chào mời như các khoảng rộng.

Do khu vườn nông thôn thường lớn hơn khu vườn trong thành phố nên thường sẽ không cần phải ngụy trang đường ranh giới hoặc che giấu những cảnh nhìn kém thẩm mỹ. Thay vì trồng ngay tại đường ranh của một bãi cỏ, cây nên được trồng bên trong có chừa khoảng trống phía sau để di chuyển sẽ tạo ra chiều sâu và cảm giác thú vị cho khu vườn.

Bên trong lô đất, chúng ta có thể dành ra một số khu vực đặc biệt: nơi để ngồi một mình, nơi để trẻ em chạy giỡn, nô đùa v.v…, và điều luôn ghi nhớ trong đầu là các yếu tố Ngũ Hành thuộc về màu sắc, hình thể phải được cân bằng, đồng thời duy trì cân đối cả Âm và Dương, kết hợp hài hòa giữa đặc tính cứng cáp của phong cảnh và tính mềm mại của cây cối, giữa chiều cao của cây và hình dáng của lá.

Các con đường trong khu vườn nên tạo dạng uốn lượn và chú ý tạo ra những cảnh quan mới mẻ ở mỗi khúc quanh và cho phép chúng ta bất ngờ nhìn thấy những vật đặc trưng như tượng, đá cảnh, chậu cảnh hoặc các cây giành được giải thưởng. Một lối đi có thể dẫn chúng ta đến ngay nhà ngoạn cảnh hoặc nhà kiếng – để thuận tiện nên đặt ở gần nhà – và từ đó đưa chúng ta đến khu trồng rau hoặc cây ăn trái.

Có thể chúng ta cũng cân nhắc xem có nên trồng các loại cây thu hoạch theo mùa – đòi hỏi nhiều thời gian hơn và chiếm nhiều đất hơn – hoặc các cây thu hoạch ngẫu nhiên (các cây như cà chua, măng tây và đại hoàng (rhubarb) ) ở phía cuối vườn, còn các loại cây chúng ta cần mỗi ngày như rau xà lách hoặc gia vị thì trồng gần nhà.

Một con đường gạch, hoặc đơn giản là những hòn đá xếp cách đều nhau để đặt chân bước, tạo ra trong bãi cỏ dẫn đến vườn rau, sẽ cho phép chúng ta lặt hái các sản vật này ngay trong lúc trời ẩm ướt. Thử nghĩ đang lúc cần ít rau gia vị mà nghĩ đến việc đi tìm giày ống hoặc các đồ trang bị chóng ẩm mặc vào thì thật ngại.

Nước là yếu tố tạo ra sự khác biệt cho bất cứ khu vườn nào nhưng cũng nên nhớ rằng nước sẽ “rủ rê” tất cả các sinh vật trong vườn và môi trường xung quanh tìm đến đây. Cho nên nếu bạn không có hứng thú chia sẻ hàng hiên nhà mình cho các loài ếch nhái, chồn sóc, chuột bọ thì nên đặt các ao hồ xa khỏi nhà và, nếu những nơi này đầy cá thì cũng chuẩn bị thêm cần câu luôn!

Chúng ta có thể cho phép cây hít thở bằng cách trồng chúng cách nhau đủ rộng để gió có thể thổi luồn qua chúng: điều này sẽ giúp cây khỏe mạnh, chống đỡ được bệnh tật. Nguyên tắc này có thể áp dụng rộng ra cho từng khu vực trồng cây để khí có thể luân lưu và di chuyển, tăng thêm sức sống cho cây.

Quan trọng hơn, chúng ta phải tôn trọng tinh thần của nơi chúng ta đang ở và chọn các loại cây hoặc vật liệu là sản vật trong vùng. Cần lưu ý là loài người cần phải học nhiều điều từ thế giới tự nhiên và càng ít can thiệp cũng như làm ô nhiễm môi trường chừng nào thì bản thân chúng ta, gia đình và thế hệ con cháu chúng ta sẽ được hưởng cuộc sống tốt đẹp và lành mạnh nhiều chừng đó.

Cây trồng trong khu vườn thôn quê

Cây trồng làm hàng rào
Bụi vàng, hoàng liên gai, Euonymus, phúc bồn tử, sồi xanh, Mahonia

Cây trồng lấy bóng mát
Arundinaria, Aucuba japonica, thầu dầu, ôliu, Mahonia, Skimmia

Bụi cây gây sự chú ý
Cây mộc qua, bêri, Cotoneaster, Hebe, hoa ngâu, gai lửa, hoa tú cầu

Cây trồng để phủ mặt đất
Cây gụ, hoa đồng tiền, cây đại kích, cây lê lư, ngọc trâm, Hypericum calycinum

Cây trồng trong khu vườn nhỏ

Cây thích, cây cáng lò, bạch đàn, táo tây, mận, tần bì

Cây trồng ven hồ ao
Astilbe, Hosta, Iris, mao lương, đại hoàng, nụ vàng

Cây tỏa hương thơm
Oenothera, Lavender, hoa nhài, Honeysuckle

0 nhận xét:

Đăng nhận xét